Đáo Hạn Ngân Hàng Là Gì? Rủi Ro và Chiến Lược.
Phần 1: Giới thiệu về Đáo Hạn Ngân Hàng và Tầm Quan Trọng
Đáo hạn ngân hàng không chỉ là một thuật ngữ rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh như tiền gửi, tiết kiệm và các hợp đồng với ngân hàng, mà còn tập trung đặc biệt vào việc đáo hạn các khoản vay ngân hàng. Điều này làm cho thời điểm đáo hạn trở nên quan trọng đối với cả doanh nghiệp và cá nhân, vì nó mang theo những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến mất mát tài chính nếu không được quản lý hoặc thực hiện đúng cách.
Quá trình đáo hạn khoản vay, hay đáo hạn ngân hàng, không chỉ là việc tất toán khoản vay cũ mà còn là sự khởi đầu của một chu kỳ mới với khoản vay mới.
Chẳng hạn, nếu một người khách hàng vay 2 tỉ đồng từ ngân hàng X trong 12 tháng, trong thời kỳ trả nợ, họ chỉ thanh toán lãi suất mà không trả gốc. Khi đến thời điểm đáo hạn sau 12 tháng, khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền vay 2 tỉ đồng.Tuy nhiên, nếu khách hàng vẫn muốn sử dụng số tiền 2 tỉ đồng này, họ phải chuẩn bị tổng số tiền này để tất toán khoản vay cũ. Sau đó, họ có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện đáo hạn và mở khoản vay mới hoặc chuyển sang ngân hàng khác để giải ngân lại số tiền 2 tỉ đồng hoặc một số tiền khác. Quá trình này mang tính liên tục, gồm kết thúc khoản vay cũ và khởi đầu khoản vay mới, được gọi là đáo hạn khoản vay tại ngân hàng, hay đơn giản là đáo hạn ngân hàng. Điều này giúp bảo đảm rằng tài chính, nguồn vốn ổn định, được quản lý hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
———————————————————————————————————————————————————————–
Phần 2: Những Vấn Đề Quan Trọng, Cần Chú Ý Về Đáo Hạn Ngân Hàng
Về Vấn Đề Nguồn Tiền: Nếu khách hàng không chuẩn bị đủ số tiền cho thời điểm đáo hạn, có thể do tình hình kinh tế chung hoặc tình hình kinh doanh cá nhân gặp khó khăn. Trong tình trạng này, rủi ro tăng lên vì Toàn bộ số tiền gốc vay có thể bị phạt lãi quá hạn với mức lãi suất cao và nếu quá hạn đến ngày thứ 10, khoản vay có thể chuyển thành nợ xấu ( nợ chú ý,hoặc gọi là nợ nhóm 2) ngân hàng đang cho bạn vay hoặc ngân hàng khác sẽ hạn chế cho bạn vay lại dù là bạn đã chuẩn bị số tiền lý do bị nhảy nhóm nợ và trễ hạn thanh toán nguồn tiền gốc.
Ngân Hàng Có Thể Từ Chối Cho Vay, Hay Từ Chối cấp lại khoản tín dụng mới cho bạn: Ngay khi bạn có đủ nguồn tiền để tất toán khoản vay cũ trước hạn, Nguyên nhân còn có thể phân loại theo một số nội dung dưới đây.
+ Lịch sử thanh toán Khách Hàng: Trong quá trình vay, Khách hàng bị chậm thanh toán các khoản vay thế chấp, tín chấp, hoặc các tổ chức, công ty tài chính, thẻ tín dụng, dù là số tiền rất nhỏ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, nhưng lịch sử tín dụng của Bạn (CIC) bị trễ hạn, dẫn đến bị nhảy nhóm hoặc việc việc nhìn vào việc thanh toán trễ nhiều lần, bị đánh giá không có khả năng chi trả lãi suất, cho khoản vay.
+ Hoạt Động Kinh Doanh Không Hiệu Quả: Nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh cần đảm bảo giá trị khoản vay. Nếu doanh thu không đạt được mức 150% so với khoản vay, ngân hàng có thể đánh giá khách hàng là không đủ hiệu quả và từ chối cấp lại khoản vay.
+ Mục Đích Của Khoản Vay: Ngân hàng cần thông tin chi tiết về mục đích sử dụng khoản vay. Nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ cho khoản vay cũ hoặc mới, ngân hàng có thể từ chối cấp lại khoản vay.
+ Tài sản thế chấp: Giá trị tài sản thế chấp, thường là bất động sản, đóng vai trò quan trọng. Nếu giá trị tải sản của bạn là bất động sản bị giảm sau thời kỳ định giá dẫn tới tài sản của bạn thế chấp cho ngân hàng có còn không đủ điều kiện để đáo hạn hoặc sẽ bị giảm số tiền vay ( số tiền cấp tín dụng) ảnh hưởng đến việc kế hoạch kinh doanh.
+ Rủi ro đến từ Đến từ ngân hàng cho bạn vay: Nhiều yếu tố có thể đến từ ngân hàng, như sự thay đổi nhân sự, chính sách cấp tín dụng, ngân hàng đang trong thời điểm kiểm toán, kiểm tra, hoặc kiểm soát cũng có thể dẫn đến việc từ chối cấp tín dụng mới hoặc tạm ngừng hoặc gây ảnh hượng việc tất toán khoản vay cũ, hay cấp tín dụng cho khoản vay mới của khách hàng.
* Một điểm cần lưu ý: Không phải đến thời điểm đáo hạn, nếu bạn bị vướng vào 1 trong các vấn đề nêu trên, hoặc ngân hàng đánh giá khoản vay của bạn rủi ro, phía ngân hàng hoàn toàn có thể yêu cầu bạn thanh toán lại toàn bộ số tiền bạn vay ngay tại thời điểm đó chứ không phải đến hạn, do vậy bạn cần nên chuẩn bị trước các kế hoạch dự phòng.
———————————————————————————————————————————————————————–
Phần 3: Một Số Giải Pháp và Chiến Lược Đối Mặt với Rủi Ro:
– Lập Kế Hoạch Trả Lãi Đúng Hạn: Để tránh quá hạn, khách hàng nên lập kế hoạch trả lãi ngân hàng đúng ngày. Sử dụng các công cụ như Google Calendar để đặt nhắc, hoặc thường xuyên tương tác với nhân viên ngân hàng để nhận thông báo. Đồng thời, luôn dự trù nguồn tiền để thanh toán lãi suất mà không phải sử dụng nguồn vốn mang tính cấp bách có thể dẫn tới quá hạn và đảm bảo nguồn tiền này là nguồn tiền đến từ hoạt động kinh doanh chứ không phải đến từ số tiền vay ngân hàng sau đó dùng để đóng lãi.
– Đảm Bảo Có Đầy Đủ Chứng Từ: Lưu trữ mọi chứng từ quan trọng như hóa đơn, hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa và tiền, cũng như các giao dịch kinh doanh khác. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra và có bằng chứng hợp lệ cho mọi giao dịch
– Chứng Từ Rõ Ràng Về Mục Đích Vay: Chắc chắn rằng các chứng từ minh họa mục đích vay đều rõ ràng và hợp lệ. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng hoá đơn không bị hủy sau khi giải ngân, đồng thời nếu bạn vay để nhập hàng hoá, nên đảm bảo khi ngân hàng kiểm tra thực tế thực địa, luôn có sẵng hàng hoá tại kho hàng.
– Đảm Bảo Giá Trị Tài Sản Thế Chấp Của Bạn: Theo dõi giá trị tài sản thế chấp theo thị trường và có phương pháp dự phòng, dự trù tài sản khác, có thể huy động từ người thân hoặc đối tác, để đảm bảo sự linh hoạt trong trường hợp giá trị tài sản giảm đột ngột do biến động thị trường.
– Chiến Lược Làm Việc Với Ngân Hàng: Thực hiện trao đổi với ngân hàng trước thời hạn khoản vay đáo hạn, thường từ 30-60 ngày. Điều này giúp đảm bảo quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp phát sinh vấn đề Bạn cần có đủ thời gian để tìm kiếm ngân hàng khác hoặc sắp xếp lại kế hoạch kinh doanh.
Những chiến lược này giúp khách hàng kiểm soát rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đáo hạn ngân hàng. Đồng thời, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hiểu biết về các yếu tố quan trọng có thể giúp duy trì mối quan hệ tích cực với ngân hàng và bảo vệ tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.
———————————————————————————————————————————————————————————————–
Bài viết mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện và chi tiết về vấn đề đáo hạn ngân hàng, từ định nghĩa, ý nghĩa, đến các vấn đề rủi ro và chiến lược giải pháp. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình đáo hạn khoản vay và những thách thức có thể phát sinh cùng những gợi ý cụ thể và chiến lược hữu ích mà khách hàng có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro và duy trì mối quan hệ tích cực với ngân hàng nhằm giữ vững tình hình tài chính ổn định của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Nếu bạn nhận thấy bài viết chưa hoàn thiện, có đóng góp bổ sung hoặc có ý kiến trao đổi thêm rất mong liên hệ với chúng Tôi để cấp nhật các thông tin giá trị hữu ích và hoàn thiện hơn.